Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

Chợ Bến Thành là một ngôi chợ nằm tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.


Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912 cho đến cuối tháng 3 năm 1914 thì hoàn tất.


Trong nhiều trường hợp, hình ảnh đồng hồ ở cửa Nam của ngôi chợ này được xem là biểu tượng không chính thức của Thành phố Hồ Chí Minh.

Chợ nằm giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang tại phường Bến Thành với diện tích 13.056 m².


Tại bốn cửa chợ gắn phù điêu mang biểu tượng: cá đuối với nải chuối (cửa Tây), con vịt xiêm với nải chuối (cửa Bắc), bò với heo (cửa Đông), đầu bò với cá chép (cửa Nam).


Họa sĩ Lê Văn Mậu (1917-2003), không chỉ là tác giả của 4 tấm phù điêu chợ Bến Thành. Trong sự nghiệp của mình ông đã sáng tác hàng trăm tác phẩm lớn nhỏ, hiện nay được lưu giữ trân trọng tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, Bảo tàng Đồng Nai, sưu tập tư nhân trong và ngoài nước. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông, như: Đức mẹ Maria (1951, Nhà thờ Biên Hòa), Napoléon xem binh thư (1954, Pháp), Phật Thích Ca (1954, Chùa Xá Lợi), Bóng xế tà (1964, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM), Đại thần Phan Thanh Giản (1964, Vĩnh Long), Anh hùng Nguyễn Trung Trực (1968, đặt trước chợ Rạch Giá), Đài phun nước Cá hóa long (1968-1970, Công trường Sông Phố, Biên Hòa), Hùng Vương dựng nước (1989, Khách sạn Continental, TP.HCM)... Ông cũng đã sáng tác rất nhiều mẫu mã phục vụ cho những sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa.


Các ngành hàng kinh doanh chủ yếu ở đây bao gồm: quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi,...


Thời kì đầu của những năm thành lập, chợ Bến Thành đã có từ trước cả khi người Pháp xâm chiếm Gia Định.


Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái).


Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành (tên gọi chính thức vẫn được sử dụng cho đến ngày nay).


Lễ ăn mừng chợ khánh thành được báo chí thời đó gọi là "Tân Vương Hội", do được diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914, với pháo bông, xe hoa và hơn 100.000 người tham dự, kể cả từ các tỉnh đổ về. Đặc biệt, ngày khai mạc chợ, người ta đã cho tổ chức màn biểu diễn đánh cọp của cô gái tên Võ Thị Vuông, là con của lão võ sư Hai Ất. Trong khi khai hoang lập đồn điền trồng cao su phía bắc tỉnh Thủ Dầu Một, con cọp bị mắc bẫy và được đem về Sài Gòn. Cuộc đấu kéo dài từ sáng sớm và kết thúc lúc chính ngọ, khi con cọp bị người nữ võ sĩ đâm trúng yết hầu.


Xem chi tiết toàn bộ lịch sử hình thành chợ Bến Thành tại đây.


Sau đây là hình ảnh chợ Bến Thành nhìn từ trên cao (flycam):


Các bạn xem thêm video review bên trong chợ Bến Thành:


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

TRANG LIÊN KẾT

Bài đăng xem nhiều